Hắn lại liếc mắt nhìn Lý Đinh Sơn một cái, Lý Đinh Sơn nhìn hắn khẽ gật đầu. Ý là Sử lão nói thì chúng ta nghe, cơ hội hiếm có, phải nắm chắc lấy.
Hạ Tưởng liền tiếp thu lời nói của Sử lão, tò mò hỏi:
– Hiện tượng thế nào ? Với ánh mắt của Sử lão hẳn sẽ tìm thấy những điều mấu chốt, khẳng định rất độc đáo, nhất định có nhiều phát hiện đáng kinh ngạc.
– Nói là không có gì lạ thường, nhưng ta nghĩ thực ra mà nói những người thành công cuối cùng đều có mấy điểm giống nhau.
Sử lão uống một ngụm trà, mắt hơi nhắm lại. Dường như chìm vào vị nước trà thơm ngát, một lúc lâu ánh mắt mới tỉnh lại, nhìn Hạ Tưởng và Lý Đinh Sơn mà cười.
– Ta nói chỉ phân nửa, hai người cũng không hỏi một câu xem điểm giống nhau là gì ?
Hạ Tưởng và Lý Đinh Sơn nhìn nhau cười, nói rằng:
– Muốn nghe Sử lão chỉ bảo phải có thời cơ, lại thêm cả kiên nhẫn.
“Bộp” một tiếng, Sử lão đặt quả cầu tập thể dục đang cầm trong tay lên bàn, lấy tay chỉ chỉ Hạ Tưởng, hướng Lý Đinh Sơn vừa cười vừa nói:
– Đinh Sơn, hiện tại ta mới tin ánh mắt của con cũng không tồi. Tiểu Hạ này mở lời một cái đã nói ra được hai điểm giống nhau của người thành đại sự, thật không đơn giản. Cậu ta nói đúng. Người thành đại sự phải nắm bắt được thời cơ và kiên nhẫn bền bỉ, thiếu một thứ cũng không được!
Hạ Tưởng cười ngượng ngùng:
– Sử lão nói đùa, cũng khen lầm người rồi. Ý cháu chỉ là muốn nghe Sử lão dạy bảo, trước là phải có duyên kỳ ngộ, sau đó càng phải có kiên nhẫn chứ không phải nói đó là điểm giống nhau của những người thành đạt.
Sử lão khoát tay:
– Tiểu Hạ, trước mặt ta không cần phải khiêm nhường. Cháu có thể biết được hai điểm này, thì chứng minh cháu đã dày công tu dưỡng những điều căn bản này. Cũng chứng tỏ rằng cháu ý thức được tầm quan trọng của duyên kỳ ngộ và sự nhẫn nại. Duyên kỳ ngộ nghe có ý duy tâm, thực ra không phải vậy. Duyên kỳ ngộ luôn luôn gắn liền với thời khắc chuẩn bị sẵn sàng của người đang chờ thời cơ. Đó là một thứ đền ơn trả cho những nỗ lực của bọn họ. Nhưng có thể nắm bắt duyên kỳ ngộ hay không thì còn phải xem hắn có đủ kiên trì nhẫn nại không.
Ngày hôm nay trạng thái tinh thần của Sử lão đặc biệt tốt, hứng thú nói chuyện cũng rất cao. Ông buông cây ba-toong, một tay cầm ấm trà, một tay ra hiệu, tiếp tục chậm rãi nói.
– Đạo làm quan, có một câu nói rất nhàm tai chính là: Muốn làm quan trước tiên phải biết đối nhân xử thế. Người có chức quyền ở trong quan trường trước hết phải có mối quan hệ tốt với các cấp trên dưới. Với cấp trên cấp dưới, Đảng và quốc gia đều phải tốt. Người ta mỗi ngày đều phải đối mặt với một số người cụ thể người nào đó. Cho nên tập thể và tổ chức, kỳ thực đều là một nhóm người cụ thể. Trách nhiệm với đảng, với quốc gia, với nhân dân, xét cho cùng, là trách nhiệm với một người cụ thể nào đó. Làm quan trước tiên là làm người. Nhìn như quy luật rõ ràng vậy mà đã có rất nhiều người từng không đạt được. Biết rõ liên quan giữa tập thể và cá nhân, sẽ tạo dựng được một sự tín nhiệm. Ví dụ như tôi làm quan vì cái gì ? Là vì vinh hoa phú quý của riêng mình, còn là vì sự an cư lạc nghiệp của nhân dân. Nói một câu thực sự, không có mấy người làm quan chân chính, bước vào quan trường chỉ vì trăm họ trong thiên hạ. Nói vậy không phải tôi già mồm cãi láo, cũng không phải suy đoán con người, mà đó là nói một cách thực tế. Bởi vì một người trước khi có địa vị cao thì không hề có quan điểm và ý chí bao quát thiên hạ. Cho dù có người luôn miệng nói là làm quan vì hạnh phúc của quốc gia trăm họ, cũng chỉ là trình diễn cho người khác xem thôi. Một người có địa vị cao, chỉ để làm thoả mãn nhu cầu cá nhân mình. Sau khi đã không còn lo lắng cơm áo gạo tiền, mới có thể quan tâm đến tâm tư của thiên hạ. Mang tình thương đến cho trăm họ!
Hạ Tưởng nghe xong, trong lòng đã hiểu ra chút ít.
Lời nói hôm nay của Sử lão là những câu từ đáy lòng. Với tư cách là một Đảng viên lão thành và nguyên Bí thư Tỉnh uỷ, có thể nói ra như vậy chính là lời nói rất thực. Cũng nghĩa là ông ấy thực sự không coi mình là người ngoài mà thổ lộ hết tâm tình. Hạ Tưởng cũng không phải hoàn toàn phản đối chủ nghĩa khẩu hiệu và biểu ngữ, nhưng người đã thật sự thâm nhập vào chốn quan trường, liệu có mấy người đem những cách ngôn biểu ngữ tốt đẹp đó làm thành sự thật ? Đem vải thưa che mắt thánh trở thành một truyền thống (trở nên phổ biến), về mặt quốc gia mà nói, đúng là bi ai, cũng là một bước thụt lùi của xã hội.
Nhiều chuyện trong lòng mọi người đều biết rõ, cũng hiểu được nói như vậy là nói dối, nhưng mọi người đều nói, thậm chí còn nói dõng dạc hùng hồn. Rất nhiều vị quan tham bị bắt đều giống nhau, mỗi ngày đều nói về chống tham nhũng, hàng ngày nói chuyện thanh cao cùng đạo đức phẩm hạnh. Hơn nữa vẻ bề ngoài còn làm như thật, y phục giản dị, khẩu lệnh vang dội. Sau khi bị xét xử, rất nhiều người còn khó có thể tin một con người mộc mạc như vậy, cũng biết tham ô hàng triệu, hàng tỷ ?
Cũng có vị làm quan ngay cả cha mẹ thân sinh ra mình cũng không nhận. Chẳng những làm giả bằng cấp, ngay cả lý lịch, danh tính, thậm chí tuổi tác đều giả mạo. Tranh giành việc nuôi cha sau khi chết để tranh giành tài sản. Không ngại cùng gia đình ruột thịt, con cái trành giành di sản để lại. Hậu quả là … bị người biết gốc gác, cuối cùng thì vào tù, mất hết thanh danh.
Cán bộ lý tưởng của Hạ Tưởng là cán bộ có thể có tư lợi, nhưng sau khi thoả mãn bản thân thì nhất định phải công tâm làm một viên chức vì dân, không thể làm quan chỉ vì muốn thêm tiền tài. Không ai có thể chân chính chí công vô tư, ai cũng là người có thất tình lục dục. Yêu cầu cán bộ như đòi hỏi với thánh nhân, chẳng bằng chế độ nghiêm ngặt, kìm hãm với cán bộ.
Nếu thật sự muốn lấy quy phạm đạo đức để trói buộc tư tưởng hành vi của con người, bất luận là quy định hay chế độ gì cũng không có sức mạnh hoàn hảo hơn tôn giáo.
– Không nói đến ai khác, chỉ nói về những việc ta đã trải qua. Thời điểm ta từ Thị trưởng lên tới Bí thư Thành uỷ có gặp một trở ngại, vốn là thượng cấp muốn cho một bí thư nhảy dù xuống đây. Trước khi cho nhảy dù thì cũng đến thành phố trưng cầu ý kiến của các uỷ viên thường vụ. Kết quả là người của Ban tổ chức cán bộ Tỉnh uỷ lúc đầu muốn ở lại địa phương ba ngày, cuối cùng không đến một ngày thì quay trở về tỉnh. Ba ngày sau công văn nhậm chức chính thức chuyển xuống, tôi từ Thị trưởng tiếp nhận chức vụ Bí thư.
Sử lão nói đến đây, đôi mắt chớp chớp hồi tưởng, chậm rãi quay bình trà trong tay:
– Tại sao chứ ? Là bởi vì ta làm Thị trưởng cũng khá tốt rồi, và mọi người đều thích thú ? Hay là bởi vì ta mềm mỏng nên mọi người cũng mong muốn để một người tính tình mềm mỏng làm bí thư sẽ dễ chịu hơn là cái người chẳng hiểu từ đâu nhảy vào ? … Đều không phải!
Câu hỏi của Sử lão không cần Hạ Tưởng và Lý Đinh Sơn trả lời, lão tự hỏi rồi tự đáp:
– Trong ba năm ta làm thị trưởng, đã từng làm mất lòng không ít uỷ viên thường vụ, cũng từng chống đối rất nhiều người. Hơn nữa trắc trở từ phía trên mới là vấn đề. Nhưng ta không bao giờ rút lui trước. Có thể nói các uỷ viên thường vụ đối với chức bí thư của ta có rất nhiều ý kiến. Thậm chí, nói không dễ nghe thì phần lớn còn có tâm lý chống đối. Nhưng cuối cùng vì sao khi người của Ban tổ chức cán bộ Tỉnh uỷ tới, bọn họ đều không hẹn mà cùng muốn ta chính thức tiếp nhận vị trí đó ? Chính là bởi vì ta làm cho họ yên tâm một chút. Ta là một thị trưởng cứng rắn, cũng cực kỳ công bằng chính trực. Ta biết điều phải trái, không chịu thoái lui, tuyệt đối kiên trì giữ nguyên tắc không thiên vị. Hơn nữa trong lúc rất nhiều người tranh giành thì ta tuyệt đối không bị cám dỗ động chạm đến lợi ích cá nhân. Thấy tiền trước mặt cũng không động lòng. Bởi vì mỗi người đều có một điểm mấu chốt, làm việc gì cũng phải kiên trì, cố gắng đừng vượt qua giới hạn. Cho nên bọn họ xem ra, tuy rằng ta làm bí thư không phải là lựa chọn tốt nhất, nhưng bởi vì ta giữ vững công bằng chính trực nên trong tâm trí của họ, ta có đủ độ tin cậy.
Hạ Tưởng âm thầm thay Sử lão tổng kết lại các điểm giống nhau, chính là kiên trì nguyên tắc, giữ vững sự công bằng, ngồi đúng vị trí. Phải nỗ lực làm việc không thể hiện sự thiên vị!
Sử lão lại kể tiếp chuyện ông ấy từ Chủ tịch tỉnh thăng nhiệm lên làm Bí thư Tỉnh ủy.
Khi Sử lão giữ chức chủ tịch tỉnh, bí thư tỉnh uỷ tỉnh Yến tính tình cực kỳ khiêm tốn. Có điều ông ta tuy rằng khiêm tốn, nhưng cũng là một người rất có nguyên tắc. Ông ấy có cá tính mạnh. Những nhận thức về sự việc, con người của ông ta thì người khác rất khó khiến ông ta thay đổi quan điểm. Khi Sử lão và ông ta làm việc chung với nhau, cũng đã từng có một chút mâu thuẫn. Vì tính tình Sử lão cũng ít khi chịu thua nên trên hội nghị thường vụ đã nhiều lần cùng với vị bí thư này tranh cãi.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Quan Trường - Quyển 3 |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện nonSEX |
Phân loại | Truyện chưa được phân loại |
Tình trạng | Chưa xác định |
Ngày cập nhật | 16/08/2021 14:58 (GMT+7) |