Không chỉ quan tâm về cuộc sống của nó, mà tôi còn cảm thấy buồn và lo cho bà của nó nữa. Đó chính là lý do mà tôi và thằng Tuấn quyết định về Bến Tre để thăm bà nó. Nhớ về cái ngày ba thằng mới quen biết nhau, không hiểu sao hai thằng tôi lại ham vui chịu đi theo nó về tận quê nó chơi. Tan học ra, trời nắng chang chang, 3 thằng nhảy lên xe khách đi luôn về Bến Tre trong bộ đồng phục học sinh của trường vẫn chưa thay. Ngày đó ngồi trên xe lo cười nói, tám chuyện không quan tâm đường sá nên bây giờ mới khổ. Thằng Tuấn thì than mệt nên nằm ngủ khò từ lúc nào, vậy nên tôi là người cầm lái. Vừa chạy tôi vừa hỏi thăm từ từ con đường gần 90 cây số đi về hướng Tây của Sài Gòn.
Đến thành phố Mỹ Tho rồi đi về cầu Rạch Miễu theo quốc lộ 60 về thành phố Bến Tre. Cuối cùng qua cầu Bến Tre 2 cũng đến được cái huyện Ba Tri ngày nào. Trước mắt tôi là chợ Ba Tri, nhìn lại cái hình ảnh cũ của 9 năm về trước mà cảm thấy chạnh lòng. Cảnh vật nó vẫn vậy nhưng lòng người thì đã khác đi nhiều. Cái ngày mà 3 thằng oắt con trong bộ đồ đồng phục học sinh hồn nhiền vui vẻ lại xuất hiện trước mắt tôi. Cũng chính từ cái ngày đó mà tinh nghĩa huynh đệ bắt đầu nhen nhóm trong 3 đứa chúng tôi.
Ngoại của nó có một xe đẩy nước uống bán ở chợ này, ngày đó 3 thằng vừa đến là nó đã kéo ngay về xe nước uống của ngoại. Nó thương ngoại nó lắm, cũng dễ hiểu thôi, vì ngoại nó là người nuôi nấng nó từ nhỏ đến lớn. Nó chưa bao giờ được thấy mặt ba mẹ của nó, lý do vì sao thì tôi cũng không biết. Chỉ biết nó, ngoại và một thằng em nữa nương tựa nhau mà sống qua những ngày tháng cơ cực.
– Ngoại! – Nam chạy đến ôm bà nó, rồi nó đấm lưng cho bà.
– Dạ! Chúng con chào bà ạ!
– Bạn của Nam hả? Ngồi đi mấy con.
– Uống nước nè hai đứa bây? – Nó mang ra 2 chai 7 up và 2 ly đá.
– Thôi đi bố! Lấy 1 chai thôi, uống kiểu này lỗ vốn bà mày. – Tôi nói.
– Mày coi thường tao hả? Thằng này có nghèo nhưng không lẽ không đãi nổi 2 thằng bây 2 chai nước.
Rồi hôm đó ngoại nghỉ bàn sớm vì có mặt của chúng tôi, ba đứa tôi giúp bà dọn hàng và đẩy xe nước về nhà. Ở nhà của thằng Nam, được ngoại đãi những món ăn bình dân thôi, nhưng không hiểu sao lại thấy ngon khó tả. Mùi vị của sự giản dị quê hương.
…
– Ê… ê. ! Nghĩ gì đó? Đi thôi. – Thằng Tuần ngồi kế bên vỗ vai tôi, làm ngắt đi những dòng ký ức cũ.
– À… ờ…Đi!
Tôi và nó xuống xe, men theo những con đường nhỏ trong chợ để tìm về cái xe nước cũ ngày nào. Cũng không chắc là ngoại vẫn còn bán hay không? Tôi nghĩ dù sao bây giờ thằng Nam cũng có tiền, cũng giúp đỡ được ngoại nó phần nào. Hai thằng đang bước đi thì khựng lại và lặng người nhìn vế cái góc nhỏ ấy. Một bà lão tóc đã bạc phơ, khom lưng lau dọn những chiếc bàn ghế mũ. Lâu lâu bà lại lấy tay che miêng ho từng cơn. Hai thằng tôi nhìn nhau, mắt cả hai cũng bắt đầu thấy cay và hoe đỏ. Thằng Tuấn vỗ vai tôi một cái rồi hai thằng cùng đi vế phía ngoại.
– Ngoại! – Tôi gọi bà, một tiếng gọi thân thường mà từ rất lâu rồi tôi không có cơ hội để gọi.
– Hai chú là? – Ngoại cố mở to mắt ra nhìn chúng tôi với sự ngạc nhiên. Có lẽ ngoại không nhận ra chúng tôi. Khuôn mặt đầy nếp nhăn, đôi mắt ngoại đã mờ đi nhiều.
– Thằng Khanh và thằng Tuấn của ngoài đây mà! – Tôi bước lại đỡ ngoại ngồi xuống và đấm lưng cho ngoại. Thằng Tuấn thì rót nước cho ngoại uống.
– Trơi! Hai cái thằng! Bẵng một cái ngần ấy năm trời giờ mới về thăm ngoại. Tụi bây giờ cao lớn chững chạc quá, ăn mặc áo quần lịch sự. Ngoại đâu có dám nghĩ là quen với tụi bây. – Ngoại nói chuyện chậm rãi, xoa đầu hai thằng tôi.
– Thôi hôm nay nghỉ bán sớm nhe ngoại! Tụi con có mua đồ ăn nhiều lắm, mình cùng về nhà ăn nhe? – Thằng Tuấn nói.
Vậy là hai thằng tôi lại xắn tay áo lên giúp ngoại dọn dẹp rồi 3 bà cháu đẩy xè về nhà như ngày nào. Nhà cửa thì vẫn lụp xụp, không có dấu hiệu gì đã được tu sửa cả. Tôi thật không hiểu cái thằng Nam này sống thế nào. Tại sao có thể để ngoại nó khỗ cực như thế này.
– Sao thằng Nam nó không về với tụi con? Công việc dạy học của nó vẫn tốt chứ?
– Dạ… dạ… – Thằng Tuấn ú ớ, tôi nhìn nó và lắc đầu ra hiệu.
– Dạ Nam dạo này bận lắm ngoại à, học sinh đang vào mùa thi mà.
– Bộ thằng Nam nó không gửi tiền về cho ngoại hay sao mà ngoại lại sống cực khỗ như vậy? – Tôi hỏi khi lòng chua xót nhìn về căn nhà lụp xụp, mái ngối dột lổ chỗ.
– Không con ơi! Đừng trách nó tội nghiệp! Nó vẫn gửi tiền về đều lắm, nhưng ngoại để dành. Ngoại biết lương giáo viên không bao nhiêu, ngoại để dành sau này cho nó lấy vợ. Chứ ngoại già như vậy rồi, có cần nhiều tiền làm gì?
Nghe ngoại nói xong, tôi chỉ biết quay mặt về hướng khác. Để che vội những giọt nước mắt. Lòng thấy tội lội khi dối ngoại về cuộc sống của thằng Nam. Tự trách bản thân mình vì không thể giúp nó, để nó trở thành như ngày hôm nay. Nhìn xa xăm ra phía ngoài và nghĩ đến viễn cảnh tương lại chợt thấy lo sợ. Nếu một ngày thằng Nam có làm những việc phi pháp, không biết ngoại sẽ đau buồn đến nhường nào. Tôi vòng tay ôm lấy ngoại thật chặt, như một người cháu ruột sau bao nhiêu năm xa cách.
Chiều hôm đó hai đứa tôi tạm biệt ngoài để về Sài Gòn, năn nỉ suốt mới để lại cho ngoại được ít tiền. Bọn tôi cũng nhờ người sửa sang lại căn nhà. Rồi thằng Tuấn có hứa sau này tao điều kiện cho em của thằng Nam về Sài Gòn học. Tôi không còn ở Việt Nam lâu nữa, cố gắng lo được cho ngoại bao nhiêu thì lo. Dọc đường về tôi cũng thường xuyên nhắc thằng Tuấn ở lại xem chừng thằng Nam. Dù sao cũng từng là anh em kết nghĩa sống chết có nhau.
Tối hôm đó tôi về quê luôn để ăn cơm với gia đình dì. Lịch ngày mai là sẽ chở nhóc Ly đi làm PG cho hội chợ triển lãm tại Phú Thọ. Đang ngồi ăn cơm thì điện thoại con nhóc reo lên.
– Alo!
– Ừ! Ngày mai…
– Ừ! Hội chợ triển lãm…
– Ok! Có gì mai gặp.
– Nói chuyện với ai vậy con? – Dì hỏi.
– Dạ! Con Miu, bạn con. Nó bảo mai nó cũng đến hội chợ.
Tôi cảm thấy bồi hồi khi biết rằng ngày mai sẽ gặp Miu. Chả biết cái con bé này đi đâu mà mất hút từ hôm đó. Nhắn tin cũng không trả lời, điện thoại thì không bắt máy. Mấy hôm nay không hiểu vì sao cứ nghĩ về nhỏ hoài. Tự nhiên lại muốn gặp nhỏ quá, không biết đó là cảm giác gì nữa. Cứ mỗi lần có chuông cửa bấm thì lại hy vọng là nhỏ xuất hiện, nhưng lần nào cũng như lần nấy, toàn là vợ anh Đen mang cơm qua. Nhắc về chuyện bấm chuông thì mới phát hiện, có bao giờ nhỏ vào nhà mà bấm chuống đâu. Chã hiểu nhỏ lấy đâu ra chìa khóa mà ra vào tư nhiên như nhà của mình. Trong lòng lúc này thì bớt lo hơn ví ít nhất biết được nhỏ vẫn ổn, để xem ngày mai nhỏ lại có trò gì nữa đây…
Sáng hôm nay, thằng Huy qua nhà từ sớm. Nó với con Ly cứ rần rần suốt để chuẩn bị cho chuyến đi. Nhìn tụi nhóc hớn hở lắm, sau buổi triển lãm tôi đã hứa sẽ chở chúng đi chơi. Hôm nay là một buổi triển lãm công nghệ thường niên hàng năm, quy tụ nhiều các ông lớn trong các lĩnh vực thiết bị điện tử. Nếu không phải đưa nhóc Ly đi làm PG hôm nay, tôi cũng có ý định đến đó để tham quan thử vì cũng có sở thích hàng điện tử. Tôi dự định sẽ mua tặng cho chú một cái máy Cannon nếu giá cả tốt. Chú tôi là một người khá thích chụp ảnh, hình như ngày xưa cũng định theo nghiệp nhiếp ảnh gia mà không thành. Nhìn ổng cứ dùng cái máy cũ kĩ hoài cũng thấy tội.
Vẫn con đường thân thuộc 30 cây số về Sài Gon. Hai đứa nhóc ngồi sau cứ đùa giỡn suốt đường đi, nhìn tụi nó vẫn còn trẻ con, hồn nhiến quá. Tôi thì cứ im lặng tập trung chạy xe, để ý mỗi lần đi trên tuyến đường này, cảm xúc nó thường như vậy lắm. Trong cuộc sống tất bật hằng ngày, không phải lúc nào cũng có được những khoảng thời gian rảnh rỗi để ngồi suy nghĩ, trầm tư về một điều gì. Chỉ có những lúc chạy xe trong những chuyến đi như thế này, mới có cơ hội làm việc đó. Tuy suy nghĩ nhiều thứ, nhưng sự tập trung an toàn giao thông vẫn đặt lên hàng đầu.
Thời gian trôi qua nhanh thật, vậy là cũng hơn một tháng kể từ ngày tôi đáp chuyến bay về Việt Nam. Ngẫm nghĩ lại thì hơn một tháng qua, cũng biết bao nhiêu là chuyện xảy ra. Tóm lại, mọi việc cho đến lúc này đều ổn. Hy vọng trong thời gian ngắn còn lại, sẽ không có thêm những chuyện không hay nào đến.
Nhìn nhóc Ly qua kính chiếu hậu, khuôn mặt vui tươi hồn nhiền đáng yêu của con nhóc khiến tôi nhớ đến cuộc nói chuyện với dì ban sáng. Con nhóc làm cái nghề PG này cũng được gần 1 năm, nhưng dì tôi thì lại không thích chút nào. Chỉ vì quá nuông chìu, thương con mà đến giờ vẫn lo lắng, khó chịu mỗi khi con nhóc đi làm. Dì nhiều lần nhờ tôi khuyên nhóc bỏ nghề này, chú tâm học hành cho nghề nghiệp chính của bản thân hơn.
Nói về cái nghiệp PG này thì cũng lắm gian nan không thiếu những cạm bẫy. Công việc PG hiện đang hot trong giới trẻ ngày nay, các cô gái kha khá về ngoại hình đều có thể đăng ký vào làm trong một đội nhóm chuyên cung cấp PG nào đó cho các sự kiện, triển lãm. Chính vì là việc làm phổ biến trong giới sinh viên mà lượng PG ngày càng đông, nên các yêu cầu tuyển lựa ngày một khắt khe hơn. Con nhóc nhà tôi thì khá đa tài, không chỉ có ngoại hình đẹp, nó còn hát hay, nhảy đẹp, biết cách ăn nói.
Chính vì cái sự đa tài này mà cũng khiến tôi không khỏi lo lắng. Nếu như chỉ có một vài ưu điểm thì con nhóc có thể đứng tiếp thị hàng hóa là xong. Đằng này nó giỏi ở nhiều lĩnh vực nên sẽ được phân công đi làm thêm nhiều mảng khác rộng hơn, như việc tiếp khách, xin tài trợ. Nhưng công việc này đòi hỏi phải giao tiếp nhiều với các ông lớn, đại gia. Những buổi tiệc rượu là điều không thể tránh khỏi. Xa hơn nữa là những cuộc tình một đêm chỉ để đổi lấy lợi ích vật chất. Con nhóc vẫn còn quá trẻ và ít kinh nghiệm, rất dễ sa vào những cạm bẫy không lường. Một lúc nào đó, anh em tôi nên có một cuộc nói chuyện rõ ràng về tình trạng của nó. Bây giờ lôi ra nói thì lại khiến nó mất vui cả chuyến đi chơi.
Vào giờ trưa, chúng tôi có mặt tại showroom. Nhóc Ly thì đã thay đồng phục làm việc. Nhìn con nhóc thật đẹp và quyến rũ trong bộ cánh của công ty Sony, gái quê nhưng chả thua kém những cô nàng thành thị nào. Thằng Huy thì chỉ biết đống cột yên vị tại gian hàng Sony của con nhóc làm, lý do vì sao thì cũng dễ hiểu. Tôi thì vô cùng phấn khích với không khí trong buổi triển lãm hôm nay. Có rất nhiều nhãn hàng sản phẩm tôi yêu thích, với nhiều loại mẫu mã mới ra. Dạo bước một vòng như chìm trong thế giới của công nghệ. Những cô PG chân dài sexy trong những chiếc váy ngắn, những tiếng nhạc sôi động làm hội chợ thêm phần náo nhiệt. Điện thoại tôi rung lên với số máy của Linh.
– Alo! Anh nghe nè em.
– Tối nay anh ở lại thành phố đúng không?
– Ừ! Có việc gì không em?
– Tối nay em qua nhà anh chơi nhe?
– Ừ! Được mà, nhưng anh chưa chắc khi nào về nữa. Hôm nay phải chở mấy đứa em đi chơi.
– Dạ! Có gì em qua trước nấu cơm đãi mọi người một bữa nhe?
– Vậy thì còn gì bằng!
– Anh nhớ ngày mai la ngày gì không?
– Hì hì! Sao mà quên được.
– Hì! Thôi gặp anh sau nhe.
Nói chuyện với Linh xong, tôi cũng vừa đi đến gian hàng Cannon. Tôi bước vào ngay và bắt đầu ngắm nghía những chiếc máy ảnh mới ra. Tầm một lúc sau thì cũng thấy khá mệt vì cứ đi qua đi lại suốt, tôi chọn một quán nước nhỏ bên ngoài showroom ngồi đợi con nhóc xong việc. Một điều thắc mắc nãy giờ là sao ai đó vẫn chưa xuất hiện nhỉ? Tôi cứ nghĩ nhỏ cũng làm PG cho một gian hàng nào đó, những đi vòng vòng hết cái hội chợ cũng không thấy đâu.
– Anh! Em xong việc rồi nè! – Nhóc Ly và thằng Huy gọi tôi.
– Vậy giờ hai đứa muốn đi chơi ở đâu?
– Đợi tí con Miu đến xem ý nó thế nào?
– À… ừ! – Thì ra Miu không làm việc trong này.
– Kìa nó đang tới kìa. – Con nhóc chỉ về phía bên kia đường.
Cuối cùng cô tiểu thư kiêu kỳ cũng xuất hiện sau một thời gian dài mất tích. Nhưng sao hôm nay nhìn nhỏ khác quá, có gì đó không bình thường. Tóc thì nhuộm nâu từ bao giờ, trên đôi mắt là một chiếc kính đen. Vẫn các kiểu váy mà nhỏ ưa thích nhưng khi nhìn tổng thể thì cái nét lạnh lùng ngày nào đã trở lại. Nhỏ tháo chiếc kính mát ra để lộ đôi mắt vô hồn. Và điều đặc biệt từ lúc nhỏ ở bên kia đường, đi đến đầy chỉ con cách chúng tôi vài bước chân, nhỏ không một lần quay sang nhìn tôi. Tôi hơi quê khi nhiều lần cười chào nhưng không được đáp trả.
– Ai vậy Miu? – Khi nhỏ vừa tới thì nhóc Ly hỏi.
– Chồng sắp cưới của tao. – Nghe xong câu trả lời thì con nhóc phun luôn cả họng nước.
Cứ lo nhìn nhỏ, bây giờ tôi mới để ý thấy. Nhỏ đi cùng một người con trai ăn bận lịch sự, tầm tuổi của tôi. Khi nghe con nhỏ nói xong, vẻ mặt anh ta cũng hơi lúng túng. Vậy là nhỏ đã có người yêu rồi sao? Vậy thời gian qua là như thế nào? Tất cả mọi chuyện nhỏ làm là vì cái gì? Một cảm giác khó chịu bắt đầu len lói trong người.
– Chào Miu! Em vẫn khỏe chứ? – Không biết nói gì, chỉ kiếm chuyện hỏi đại nhỏ một câu.
– Vậy giờ đi đâu đây? – Nhỏ hỏi nhóc Ly, và xem tôi như người không tồn tại.
– Hôm nay anh Khanh có xe, nên mày với bạn mày gửi xe đâu đó đi. Rồi cả đám đi Suối Tiên chơi nhe?
– Ừ! Cũng được, lâu rồi tao chưa đi.
– Vậy đi Suối Tiên được không anh? – Con nhóc quay sang hỏi tôi.
– Được chứ! Tùy mấy em thôi. – Nhìn sang sắc mặt thằng Huy có hơi thất vọng, chắc nó không thích. Nhưng đành chịu thôi, ở đây có lẽ con nhóc là trùm rồi.
– Chào anh! Tôi tên Khanh. – Lo nói chuyện mà quên hỏi thăm về người con trai bên cạnh nhỏ. Tôi đưa tay ra tỏ ý muốn bắt tay làm quen.
– Chào anh! Tôi tên Mạnh. – Anh ta lịch sự bắt tay tôi.
– Vậy anh dẫn xe vào bãi đâu bên kia đường rồi chúng ta đi chung nhe! – Tôi đề nghị.
– Vâng! Miu đợi anh chút nhe! – Anh ta dẫn xe đi gửi.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Vẽ em bằng màu nỗi nhớ |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện sex dài tập |
Phân loại | Tâm sự bạn đọc, Truyện teen |
Tình trạng | Chưa xác định |
Ngày cập nhật | 15/11/2020 20:22 (GMT+7) |