Sau khi nhậm chức không lâu thì Mã Tiêu đã lập tức gây sức ép để làm một số chuyện, đây cũng không phải là việc tốt. Từ trước tới nay trong tỉnh Yến thì mảng tuyên truyền vẫn bình ổn, nếu Mã Tiêu muốn cố ý thay đổi hiện trạng hiện nay thì y cũng phải nhìn xem khí hậu chính trị trong tỉnh Yến có cho phép hay không? Lại càng phải để ý xem nhân vật số một có đồng ý hay không nữa chứ?
Diệp Thạch Sinh cũng biết rất rõ lai lịch của Mã Tiêu, vì thế thái độ của y với Mã Tiêu mới không đủ phần tôn trọng mà đan xen vào đó lại có sự bất mãn.
Suy nghĩ tới sự tình Mã Tiêu, bỗng nhiên Diệp Thạch Sinh nhớ tới Hạ Tưởng, cảm thấy cũng nên nói rõ một chút với Hạ Tưởng, dặn hắn trong đoạn thời gian sắp tới đây nhất định phải cẩn thận lời nói và việc làm, ngàn vạn lần không cần làm ra cái sự kiện gì như vụ tình cờ gặp phóng viên gì nữa. Nghĩ tới sự tinh quái của Hạ Tưởng, Diệp Thạch Sinh cũng lắc đầu cười, nghĩ rằng thằng nhóc này khi thành thật thì cực kỳ thành thật, mà khi cần nói láo thì cũng đồng dạng là một người rất tinh quái.
Đối với Hạ Tưởng, do có quan hệ cùng với Thành Đạt Tài, lại thêm việc Hạ Tưởng là người chủ đạo trong việc đàm phán thành công với Tập đoàn Kodak nên Diệp Thạch Sinh có thêm một số ấn tượng tốt và có sự mong chờ với Hạ Tưởng.
Sau một lát, thư ký quay lại báo với Diệp Thạch Sinh biết rằng Hạ Tưởng đi tới Bắc Kinh để gặp gỡ và bái Cốc Nho làm thầy.
Diệp Thạch Sinh phất tay để thư ký rời đi, ông ta cũng không khỏi nghĩ thầm rằng Cốc Nho là một học giả kinh tế nổi tiếng, Hạ Tưởng mà trở thành học sinh của ông ta thì cũng là một chuyện tốt. Ông ta cũng không nghĩ tới mạng lưới quan hệ của Hạ Tưởng lại rộng lớn đến như vậy, ngay đến Cốc Nho mà cũng kinh động được, điều này cũng làm ông ta có chút giật mình.
Diệp Thạch Sinh không ngờ rằng lần đi tới Bắc Kinh này Hạ Tưởng không những làm kinh động đến Cốc Nho và Dịch Hướng Sư, mà còn kinh động đến Phó Thủ tướng Hà Thần Đông.
Điều làm Hạ Tưởng không thể ngờ được chính là khi hắn vừa tới Bắc Kinh liền gặp một việc ngoài dự kiến nhưng có liên quan đến việc lớn sau này.
Tại Bắc Kinh thì Hạ Tưởng xem như cũng rất quen thuộc, trên đường hắn lái xe tới Viện Khoa học Xã hội thì vừa lúc gặp phải tắc đường, hắn liền rẽ sang một đường nhỏ bên cạnh, không ngờ con đường nhỏ cũng tắc, không còn cách nào khác đành phải chậm rãi chờ đợi. Khi hắn đi đến một sạp bán báo thì bỗng nhiên tâm tư lay động, hắn liền xuống xe mua một tờ báo, đó là tờ Tin tức hàng ngày của quốc gia.
Hạ Tưởng cầm lấy tờ báo, nhìn thoáng qua, lập tức hô hấp như ngừng lại.
Tờ Tin tức hàng ngày của quốc gia có một bài viết dài được ký tên phía dưới là Trình Hi Học, tiêu đề bài viết là “Ba điều nêu rõ mặt lợi và hại trong việc điều chỉnh kết cấu sản xuất”. Bài viết này tuy rằng không nằm ngay trang nhất, nhưng cũng nằm ở trang hai, trên một vị trí cực kỳ bắt mắt, hơn nữa tiêu đề còn in đậm rất bắt mắt. Hạ Tưởng chỉ mới nhìn thoáng qua đề mục, chưa kịp xem nội dung bài viết thì đột nhiên có một cảm giác như có luồng hơi lạnh buốt chạy dọc sau lưng. Theo bản năng, một ý nghĩ trong đầu hắn bỗng xuất hiện: “Các thế lực bảo thủ của quốc gia đang tạo thế”.
Hạ Tưởng vội vàng trở lại xe, lấy lại sự bình tĩnh, chăm chú đọc từng chữ trong bài viết. Sau khi xem xong, hắn nhắm mắt ngả người dựa vào ghế lái, không nhúc nhích. Qua một khoảng thời gian sau thì mới khẽ lắc đầu cười, lẩm bẩm lầu bầu nói một câu trong miệng:
– Trình Hi Học được xưng là đương kim Thái Sơn Bắc Đẩu trong lĩnh vực kinh tế của cả nước, đáng tiếc là ánh mắt cũng thường thôi.
Câu văn trong bài viết không thể nói là cực kỳ sắc bén, quan điểm cũng rất cấp tiến phân tích rằng việc điều chỉnh kết cấu sản xuất thì hại nhiều hơn lợi. Điều thứ nhất là rất dễ làm mất mát tài sản quốc hữu, thứ hai là dễ nảy sinh ra các hủ bại. Điều thứ ba nêu ra là khi hùn vốn đầu tư với các công ty nước ngoài thì các công ty trong nước vốn đang nhỏ yếu sẽ rất dễ dàng bị các công ty đa quốc gia biến thành bị phụ thuộc. Bài viết nhấn mạnh điều này thực tế là lấy lợi ích trong ngắn hạn để đổi lấy tổn thất về lâu dài.
Trình Hi Học hùng hồn liệt kê ra mấy tỉnh đang tiến hành sự điều chỉnh kết cấu sản xuất đã dẫn tới phát sinh các vụ án có liên quan đến hủ bại. Cùng với điều này chính là việc các thương hiệu trong nước sau khi chung vốn với các tập đoàn đa quốc gia thì trở thành công ty phụ thuộc, thậm chí có những nơi thương hiệu cũng mất hết. Nhìn bề ngoài thì thấy có vẻ thu được số vốn đầu tư mấy trăm triệu đô, thậm chí tỷ đô, nhưng sau vài năm nhìn lại thì việc mở cửa cho các tập đoàn đa quốc gia vào như vậy thật ra là biến thành tự chui đầu vào rọ, mười mấy năm vất vả tạo ra thương hiệu thế mà chỉ bị hủy hoại trong chốc lát, hơn nữa mười mấy năm vất vả thành lập con đường tiêu thụ của riêng mình lại bị các công ty đa quốc gia thoái mái chiếm thành của bọn họ.
Không thể phủ nhận rằng ánh mắt của Trình Hi Học rất nhạy bén, quan điểm cũng có những điểm đặc sắc riêng, và quả thật cũng đã vạch ra được đủ loại tật xấu trong việc điều chỉnh kết cấu sản xuất, sau đó lại từ những điểm xấu này để tiến hành châm biếm làm cảnh tỉnh mọi người. Tuy nhiên ông ta lại thiên hướng quá lớn về chỉ trích khuyết điểm, không nêu đến các ưu điểm. Quả thật, điều chỉnh kết cấu sản xuất đúng thật là làm tài sản của quốc gia bị mất mát, làm một số thương hiệu bị biến mất, nhưng không để cho các doanh nghiệp xông pha biển lớn, vật lộn với sóng bão thì không thể nào đây lại là một nền kinh tế thị trường thực sự. Mà một doanh nghiệp muốn phát triển thực sự thì phải có năng lực và sức mạnh để trải qua các khảo nghiệm ngặt nghèo của nền thị trường.
Nhưng trong bước đẩy mạnh nền kinh tế thị trường thì nhất định sẽ có một số các doanh nghiệp xuất phát bởi nguyên nhân bên trong bọn họ mà tự bị đào thải, do đó rất nhiều thương hiệu vốn rất nổi danh rồi cũng từ từ biến mất. Mặc dù có thương hiệu đã thu phục được lòng người, nhưng kết quả đó không phải là do chính tự thị trường lựa chọn. Nhà máy từng danh chấn một thời của tỉnh Yến là nhà máy sản xuất đồng hồ và nhà máy sản xuất TV thì hiện tại đã phải đóng cửa vì phá sản, trong nước còn có các thương hiệu bị biến mất như hải sản đông lạnh Hương Tuyết, xe đạp Phi Cáp, máy giặt Song Âu. Đương nhiên những thương hiệu này không có căn cơ, giá trị để tiếp tục phát triển nên bị biến mất, không đáng nhắc tới, đóng cửa là tất nhiên, không đóng cửa mới là việc bất bình thường.
Quá trình được thị trường lựa chọn đó chính là quá trình khôn thì sống mà dại thì chết. Chung vốn cũng vậy mà không chung vốn cũng vậy, thương hiệu này ngã xuống thì lại có thương hiệu mới nổi lên. Nếu đem tất các việc này mà quy tội cho việc điều chỉnh kết cấu sản xuất thì đúng là không phải.
Cho dù có lý giải gì đi nữa, phê phán nhẹ nhàng thì bảo tư tưởng này là bảo thủ, mà nặng nề ra là phải nói là tìm xương trong trứng gà.
Không có việc thì tự tìm lấy việc để làm, Hạ Tưởng hiểu rõ rằng Trình Hi Học là nhân vật đại biểu cho học giả kinh tế trong nước, được một số người tôn xưng thành Thái Sơn Bắc Đẩu. Học thuyết của ông ta có ảnh hưởng rất sâu rộng tới nhiều tầng lớp thượng tầng của Quốc gia. Mà tất cả các học giả cao cấp cũng không phải chỉ có thân phận bình thường như các học giả khác, mà bọn họ chính là các cố vấn cho Trung ương và Quốc vụ viện. Ngôn luận của bọn họ được phát ra, nhất là trên một tờ báo lớn như Tin tức hàng ngày của quốc gia như thế này chính là một tín hiệu chính trị cực kỳ mãnh liệt.
Chính là thế lực bảo thủ tiến hành công khai khiêu chiến với thế lực cải cách.
Cũng may là Hạ Tưởng lại đọc lại một lần nữa bài viết thì thấy rằng trong bài không nhắc tới câu nào tới quá trình điều chỉnh kết cấu sản xuất của tỉnh Yến. Nếu không chỉ cần có một đoạn nào đó nhắc tới tên tỉnh Yến thôi thì Diệp Thạch Sinh sẽ rất khiếp sợ, không biết chừng thì sẽ từ thái độ ủng hộ công khai biến thành thái độ mập mờ, thậm chí còn có thể trì hoãn công cuộc này. Tính cách cơ bản của Diệp Thạch Sinh là theo thiên hướng bảo thủ, hơn nữa đang là Bí thư Tỉnh ủy, đối với việc gió chuyển hướng trong chính trị thì cực kỳ mẫn cảm, không dám có chút buông lỏng nào.
Tuy nhiên, ngay cả như vậy thì Hạ Tưởng cũng tin rằng sau khi Diệp Thạch Sinh đọc xong bài viết này thì sẽ do dự mất nửa ngày. Đương nhiên, Hạ Tưởng cũng không biết là trước đó Diệp Thạch Sinh đã nhận được điện thoại của Phó Thủ tướng Hà, vì thế cũng ít nhiều chuẩn bị sẵn tâm lý.
Trận địa tuyên truyền trong nước cực kỳ rõ ràng, mấy đại gia lớn trong truyền thông bị mấy thế lực lớn phân chia nhau. Hạ Tưởng suy nghĩ một lát rồi lại xuống xe mua thêm mấy tờ báo của Thanh niên, Nhật báo Kinh tế để cẩn thận xem kỹ lại lần nữa. Trên những tờ báo này thì không có thanh âm gì khác thường cả, vẫn bình tĩnh trước sau như một.
Có lẽ không chừng trước đó đã biết được tờ Nhật báo Quốc gia sẽ tung ra một bài viết phản đối, nên có lẽ không đến hai ba ngày sau báo Thanh niên và Nhật báo Kinh tế sẽ có phản ứng lại. Tuy nhiên, lúc này Dịch Hướng Sư và Hà Thần Đông chắc hẳn là đã đọc được bài viết này, không chừng còn đang thảo luận đối sách.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Quan Trường – Quyển 4 |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện nonSEX |
Phân loại | Truyện chưa được phân loại |
Tình trạng | Chưa xác định |
Ngày cập nhật | 16/08/2021 14:58 (GMT+7) |