Nghĩ cũng kỳ, từ hồi tới nơi này, như có ma ám, không cần biết có bao nhiêu tiền, vào túi y không lâu thì vì lý do nọ vì lý do kia mà bay sạch.
May sao không bao lâu thì bổng lộc phát xuống, lần này Lãnh Nghệ trực tiếp lệnh hộ phòng phát đầy đủ cho mọi người. Suốt mấy tháng trời không có tiền, phải sống chắt bóp, mấy ngày trước đại lão gia ở Ba Châu trở về đã trả số tiền còn thiếu cho mọi người, hôm nay lại có lương nữa, thế là ai nấy reo hò, năm nay có cái Tết sung túc rồi.
Cả huyện nha tưng bừng như Tết tới sớm vậy, từng khuôn mặt tươi roi rói, nói cười rộn ràng, chỉ có đại lão gia nhận bổng lộc xong không cười nổi.
Vì Lãnh Nghệ từng tham vấn Đổng sư gia, biết bổng lộc của vị tri huyện khu xa xôi như y, mỗi tháng được một vạn, thêm ba nghìn tiền phó tòng. (Không thuê phó tòng tiền này thuộc về tri huyện). Ngoài ra ba thạch gạo lộc. Thế là hết.
Nghĩ thì không tệ, không tính tiền phó tòng thì lương tháng 1 vạn đồng, ngoài ra có tiền lương thực chừng 1000 đồng. Coi như là lương cao rồi, rất hài lòng. Không ngờ rằng đưa vào nội trạch của y chỉ có ba quan tiền, tức là 3000 đồng, ngoài ra là đồ dùng sinh hoạt như vải, rượu, muối.
Lãnh Nghệ lạ lắm, chuyện này lại không thể trực tiếp nên mới vờ mời Đổng sư gia tới uống rượu, sau đó quanh co thảo luận về đãi ngộ của quan viên đương triều. Cuối cùng mới biết, bổng lộc triều Tống là cao nhất trong tất cả các triều đại phong kiến Trung Quốc, thậm chí y ngầm so sánh thì gấp thời Minh Thanh gần chục lần. Nhưng đây mới là thời đầu khai quốc, bổng lộc chưa cao, hơn nữa chỉ có ba thành là tiền mặt, còn lại phát với hình thức hiện vật, tức là vải vóc than củi gì đó tính vào lương hết.
Hơn nữa do đầu thời Tống, kinh tế chưa phồn vinh, ngân khố không nhiều, bổng lộc cũng bị cắt giảm, gọi là “lấy tám phần coi là mười”, tức là Lãnh Nghệ chỉ nhận được 80% lương.
Vậy nên thực tế bổng lộc mỗi tháng của Lãnh Nghệ là hơn 8000 đồng một chút, đại bộ phận là hiện vật, tiền chỉ có 3000. Đối với Lãnh đại lão gia đang nợ đầm nợ đìa mà nói, chỉ còn biết cười khổ mà thôi.
Đương nhiên, nếu không nợ nần, số tiền này đủ y và Trác Xảo Nương sống, còn có thể nói là trung lưu. Nhưng bây giờ sắp Tết tới nơi, vài chủ nợ tới nhà than nghèo kể khổ rồi, Lãnh Nghệ rầu thối ruột.
Còn nhớ lần đầu Lãnh Nghệ thấy tiền ở thời đại này là 10 lượng trong hòm của vị tri huyện kia, lại thêm bạc vụn lấy từ tên nam nhân trung niên định tra tấn bức cung y, vui mừng chưa lâu mới biết là số đó không đủ trả tiền ở khách sạn. Lần thứ hai có khoản lớn là từ hai cái cốc rượu đồ cổ của tên trộm già, đem đi trả nợ cho thư lại nha môn còn dư tới 30 lượng, thế là nhiều lắm cứ nghĩ có thể sống thoải mái rồi, ai ngờ gặp phải Thảo Tuệ, tiền chưa cầm nóng tay đã bay sạch, vẫn còn nợ tiền thuốc nữa. Lại như hôm đó lấy được ít tiền từ Lâm Linh lại đi bồi thường cho Lý thị chữa bệnh.
Vì thế trong túi còn đúng 3000 bổng lộc mới nhận mà thôi, thêm 3000 tiền thuê phó tòng, tổng cộng là 6000.
Lãnh Nghệ cùng đường rồi, chỉ còn nước mặt dày đem toàn bộ đặt ra cho đám chủ nợ: “Các vị, toàn bộ tiền trong nhà bản huyện chỉ còn ngần này, biết không đủ, nhưng đành vậy, các vị xem nên chia thế nào thì chia.”
Đám chủ nợ nghe đại lão gia trình bày xong thì cũng ngại lắm, liên tục thỉnh tội. Gần đây danh tiếng của Lãnh Nghệ qua lời truyền miệng của bách tính và người nha môn tăng mạnh, từ đại hộ tới phú thương không ai dám xem nhẹ, thực sự coi y là đại lão gia thực sự rồi.
Tiền bổng lộc của đại lão gia không đủ trả cho bất kỳ một chủ nợ nào, thương lượng một hồi quyết định để lại cho huyện lão gia 500 đồng ăn tết, số còn lại mới đủ trả lãi suất.
Đúng thế, Lãnh Nghệ vay nặng lãi mà.
Chủ nợ lẫn con nợ nhìn nhau đều ngượng cả, thế là lúng túng chia tay nhau. Mấy đồ hiện vật được tỷ muội Thành gia giúp Trác Xảo Nương đưa vào nội trạch, lương thực đủ ăn, vải đủ làm bộ áo mới. Đến gần ngày Tết, 500 đồng kia coi như cũng mua được ít cá thịt.
Suốt cả ngày hôm đó đại lão gia gặp ai cũng thấy xấu hổ.
Đổng sư gia đã lập xong tài liệu vụ án Lâm Linh ám sát mệnh quan triều đình, phái tạo đãi nha dịch giải lên Ba Châu báo án. Doãn Thứu phái Ngụy Đô hiệp trợ Vũ bộ đầu áp giải. Lần này trên đường đi không xảy ra chuyện gì, hết thảy thuận lợi.
Lãnh Nghệ ở Âm Lăng cũng không gặp thêm nguy hiểm gì nữa, tất cả đều bình yên, có lẽ cuối năm kẻ xấu cũng nghỉ ngơi rồi.
Tết ngày một tới gần, Lãnh Nghệ cũng dần làm quen với các loại công vụ nha môn. Việc ở Âm Lăng không nhiều, mùa đông mà, bách tính trốn trong nhà cả, đồng áng kết thúc, buôn bán ít, thuế má đã nộp xong, còn có chuyện gì mà lo nữa đâu. Đại bộ phận lại là chuyện vụn vặt do triều đình và tri phủ Ba Châu yêu cầu, nào là kiểm tra lương thực dự trữ, nào là lao dịch.
Ngày hôm đó, tuyết lớn tán loạn, đường xá vắng tanh vắng ngắt, nhà nào nhà nấy, đến cả bọn trẻ con nghịch ngợm cũng đành trốn trong nhà buồn thỉu buồn thiu, con nhà nghèo áo không đủ ấm chẳng thể ra đường. Tết sắp đến rồi mà chẳng thấy có chút không khí gì cả. Lãnh Nghệ thì ở ngoài xử lý công vụ xong ngồi kiệu quay về nha môn.
Khi đi qua một ngã rẽ, Lãnh Nghệ nhìn thấy vài người già co ro trong gió tuyết dưới mái hiên cửa hiệu đã đóng cửa, bọn họ túm tụm một chỗ, hai tay ôm vai, mắt vô hồn nhìn người đi đường qua lại trước mặt. Có mấy đứa bé, cả nam lẫn nữ, đầu cắm cỏ khô quỳ trước mặt họ, nghe thấy tạo đãi quát tháo dọn đường, trốn vội vào lòng người già.
Người gia thì vô cảm, chẳng có tí phản ứng nào khi kiệu đại lão gia đi qua.
Chuyện này Lãnh Nghệ đã thấy không ít rồi, cắm cỏ ở trên đầu có nghĩa là đem bán. Nhìn ánh mắt mấy người già đó, Lãnh Nghệ hiểu, thế nào là chết ở trong lòng, đúng thế, đem ruột thịt của mình đi bán, khác nào đâm kiếm vào tim.
Y phục thời xưa thực sự không đủ ấm, chất lượng kém, mặc vào chỉ nặng người mà khả năng giữ ấm không được là bao. Lãnh Nghệ mặc quan bào, ngồi trong kiệu, có lò sưởi tay vậy mà còn cảm thấy lạnh vậy những người ngồi ngoài kia còn tới mức nào, thật khó hình dung.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Quan Tri huyện |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện sex dài tập |
Phân loại | Dâm thư Trung Quốc, Truyện cổ trang |
Tình trạng | Update Phần 275 |
Ngày cập nhật | 21/11/2024 15:33 (GMT+7) |