Sợ thì sợ thật, nhưng mặc kệ tất cả, hai mẹ con vẫn phằm phằm bước đi, với họ quan trọng nhất vẫn là phải tìm ra sự thật rằng Nghĩa có phải là người đã cứu Thủy Tiên hay không?
Ơn giời, không có sự việc nào ngoài ý muốn xảy ra với hai mẹ con vào lúc này, nếu không thì tội nghiệp cho họ lắm. Nên nhớ, vùng đất bãi Phúc Tân – Phúc Xá hồi ấy là một nơi không được an toàn cho lắm.
Cuối cùng họ cũng đến đúng đám đất trống mà Nghĩa vừa dạy học cho lũ trẻ, nhưng lớp học đã tan, bãi đất đó tối om vì đã được người dân xóm Làng Chài thu dây điện vào rồi, chỉ còn một ông lão già đang lom khom dọn dẹp nốt những thứ còn lại của lớp học. Từ xa, Cẩm Tú đã gọi to:
– Ông gì ơi! Ông gì ơi!
Ông Từ ngẩng mặt lên nhìn về phía con đường đất duy nhất nối đất bãi với đất liền, trời tối quá nên không nhìn rõ mặt người, chỉ thấp thoáng bóng hai người phụ nữ mờ mờ, cũng may là những ánh đèn điện trên đỉnh cầu Long Biên cũng phảng phất chiếu tới đây, chứ nếu không chắc chẳng nhìn thấy gì, lại tưởng là ma cũng nên:
– “Ai đấy?”, Ông Từ đáp lại.
Nghe tiếng trả lời, hai mẹ con mừng húm, ra vùng đất bãi lúc trời trở đêm thế này mà còn gặp được người là may lắm rồi. Nhanh chóng Cẩm Tú dắt tay con rảo bước về phía ông già. Khi chỉ còn cách ông độ một mét thôi mới nhìn ro rõ khuôn mặt ông, ông có mái tóc và chòm râu dài đều bạc, là thứ nổi bật nhất trên khuôn mặt già nua.
– “Ông cho cháu hỏi một chuyện được không?”, Là Thủy Tiên cướp lời mẹ mà hỏi ông lão.
Nhìn thấy mờ mờ khuôn mặt của hai người phụ nữ, ông Từ thở dài vì xác định đó không phải là ma, cũng không giống kẻ xấu, ở xóm bãi vào giờ này mấy khi có người tử tế đến đâu:
– Cháu hỏi chuyện gì? Ông chỉ sống quanh quẩn ở bãi giữa này, chẳng đi đâu ra ngoài bao giờ. Hỏi chuyện ở đây thì may ra ông còn trả lời được, chứ nơi khác ông chịu đấy.
Linh cảm thấy ông lão nhất định biết chuyện của mình, Thủy Tiên hấp hới mừng mừng tủi tủi, cô hồi hộp đến nỗi tim như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, mái tóc giờ đã dài ngang tai bay phấp phới trong gió. Ở bên, Cẩm Tú cũng không kém con một chút nào:
– Vâng ạ. Ông có biết hồi tháng 9 năm ngoái, có một cô gái nhảy cầu Long Biên tự tử, rồi được ai đó cứu không ạ?
Ông Từ thoáng chút giật mình, nếu không phải vì ông biết chắc người được cứu vẫn còn sống chắc ông sợ đến chết khiếp mất. Ông gật đầu xác nhận điều đó.
Cái gật đầu của ông lão làm Thủy Tiên suýt chút nữa thì bật khóc. Cô không thể chờ đợi hơn được nữa, thời gian vừa qua đã quá sức chịu đựng của cô rồi. Cô rời tay mẹ gần như là lao về phía ông Từ, nắm chặt bàn tay ông, cô giật giật hối thúc:
– Ông ơi, ông ơi. Ông làm ơn kể cho cháu nghe đi. Cháu xin ông ạ?
Ở cạnh, Cẩm Tú cũng nói thêm vào:
– Thưa bác, cháu mong bác kể lại cho mẹ con cháu nghe chuyện hôm đấy xảy ra như thế nào?
Thấy cảnh hai mẹ con ăn mặc lịch sự, lại hết sức chân thành, cô con gái thì hình như sắp khóc, ông Từ cũng chẳng có lý do gì để giấu cả:
– Đi về thuyền của ông đã. Ở đấy tối lắm.
Nói xong, ông bước từng bước nhẹ nhàng thong dong về chiếc thuyền chài ở sát mép của xóm, trên thuyền có lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới.
Từ chỗ đứng nói chuyện vừa nãy về đến thuyền chỉ khoảng một trăm mét, ấy mà Thủy Tiên có cảm giác xa như cả nghìn cây số. Cô chỉ muốn vác ông Từ lên mà chạy cho nhanh đến thuyền, cho nhanh chóng cô được biết được sự thật mà thôi. Nhưng ông Từ cứ như chẳng biết điều đó, ông đi chậm rãi, cũng là để ông có thời gian mà hồi tưởng lại sự việc, đặng lát nữa còn kể lại cho nó có đầu có cuối.
Đứng trước cái ván gỗ làm cầu nối từ dưới đất lên trên mui thuyền, ông Từ bước lên trước, rồi đến Thủy Tiên, Cẩm Tú bước lên sau cùng. Không quen với cảnh chập chềnh của thuyền, hai mẹ con luống cuống phải cúi gằm xuống bám vào mạn thuyền mới có thể đứng vững được.
Ông Từ vào trong chỗ mái che của thuyền, ông kẹp một đầu dây điện vào cực dương của ắc quy, ánh đèn vàng treo trên mái thuyền sáng lên, đủ để nhìn thấy rõ mặt người. Ông bưng ấm tích và 3 cái chén hoa hồng ra, tính ông thủng thỉnh là vậy, già rồi, đi đâu mà phải vội.
Ông rót chè xanh ra 3 chén hoa hồng rồi đẩy về phía hai người phụ nữ, mỗi người một chén, nhấp một ngụm cho ngọt giọng, lúc đó ông mới bắt đầu hỏi:
– Cháu là ai? Sao lại hỏi ông chuyện đó?
Cẩm Tú định nói nhưng đã bị bàn tay của Thủy Tiên đưa ra bấu chặt, như báo hiệu rằng mẹ để tự miệng con trả lời:
– Ông ạ, cháu chính là người nhảy cầu tự tử đây ạ.
Ông Từ nghe giới thiệu thì nhìn thật kỹ vào khuôn mặt của Thủy Tiên, ông nhìn lâu lắm bởi ông vẫn ấn tượng với cái cô gái trẻ mặt tái nhợt, rũ rượi nằm bò xoài ở mép sông buổi chiều muộn hôm ấy. Xong ông lắc đầu:
– Không phải là cháu.
Thủy Tiên đôi mắt cầu khấn nhìn ông, từ trước đến nay, quen với cuộc sống nhung lụa, Thủy Tiên chưa bao giờ biết phải cầu xin ai một điều gì, nhưng giờ có bảo cô phải quỳ xuống mà lạy ông lão, cô cũng làm:
– Ông ơi, chính là cháu đây ạ. Ông không tin cháu sao?
Ông Từ khoan thai nhấp thêm một ngụm trà nữa, ông lăn lăn cái cốc trong lòng bàn tay:
– Cô gái hôm đó có mái tóc ngắn ngủn như con trai cơ. Không phải dài như cháu bây giờ.
Hai mẹ con mừng rỡ như bắt được vàng, vậy đích xác là ông lão biết chuyện xảy ra hôm đó. Cẩm Tú lúc này cũng không thể ngồi im nữa:
– Bác ơi, cháu Tiên năm ngoái để tóc ngắn như con trai, cháu còn cạo hai bên mang tai nữa. Cháu nó mới để tóc dài được mấy tháng nay.
Thủy Tiên gật đầu rùm rụp xác nhận lời mẹ:
– Vâng, chính là cháu ông ạ. Ông ơi, xin ông kể lại cho cháu nghe với ạ. Cháu thực sự rất cần biết ai là người đã cứu cháu.
Ông Từ không còn nghi ngờ gì nữa, ông đứng dậy nhìn về phía sông Hồng, đoạn nước chảy qua gầm cầu Long Biên, ông nhớ lại:
– Ta đã sống ở cái bãi giữa này ngót nghét hai chục năm rồi. Cũng chứng kiến biết bao nhiêu người nhảy từ trên cầu xuống sông mà tự tự. Mười người nhảy xuống thì chết cả 10. Đứng từ xa mà nhìn xuống sông, tưởng êm đềm lắm, nhưng không phải ai cũng biết, nước ngầm dưới sông nó quẩn khủng khiếp lắm. Ta vẫn còn nhớ, lúc đó là chập tối, một cô gái đứng ở mép cầu phía bên kia nhảy xuống sông, rồi độ mấy chục giây sau thì thằng bé ấy lao sang mép cầu bên này nhảy xuống. Thằng bé ấy thật là dũng cảm, lão sống trên sông nước từ bé chắc cũng chẳng dám làm cái hành động ấy, bởi nếu làm vậy 10 phần chết mười. Ấy vậy mà nó dám.
Hai mẹ con Cẩm Tú run rẩy ở phía sau nghe ông Từ kể chuyện. Ông kể tiếp:
– Nó túm được con bé, rồi hai đứa ôm rịt lấy nhau mà chống chọi lại dòng nước dữ, có lúc lão còn tưởng hai đứa bị sóng cuốn xuống đáy chết rồi. Chúng mất tăm dưới đáy sông phải đến gần 1 phút mới lóp ngóp được cái đầu lên. Ơn giời, thằng bé cũng rìu được cô bé rồi đưa vào bờ.
Thủy Tiên thêm vào:
– Cháu không nhớ gì cả, hình như cháu đã bị ngất đi thì phải.
Ông Từ ngoảnh lại nhìn Thủy Tiên rồi lại quay mặt về phía sông kể chuyện tiếp, gió đêm lồng lộng thổi làm mái tóc bạc của ông bay chuội ra đằng sau:
– Vào đến bờ thì cháu ngất vì đuối nước, mọi người sơ cứu tạm cho cháu, còn thằng bé thì kiệt sức nằm như một xác chết. Nó đã đánh cược với thần chết để cứu cháu lên bờ đấy. Rồi nó bảo một người hình như bạn nó mang cháu đi bệnh viện. Lão còn nhớ, người mang cháu đi bệnh viện gầy gầy, đen đen, mặc quần áo lao động giống như thằng bé. Lúc vác cháu đi, nó còn bảo thằng bé lên trên cầu lấy xe đạp mang về hộ nó.
Cẩm Tú và Thủy Tiên không ai bảo ai, cả hai người cùng nhìn nhau rồi đồng thanh:
– Là Ba.
Sau câu đó, cả hai mẹ con mỗi người cầm một tay ông Từ mà cùng giật giật, cả hai cùng đồng thanh:
– “Thằng bé” mà ông nói tên là gì ạ?
Ông Từ ngừng lại một chút, nhìn vào ánh mắt cầu khẩn của Cẩm Tú, rồi lại nhìn vào đôi mắt long lanh chan chứa nước mắt của Thủy Tiên, trong ánh mắt nhìn của hai mẹ con, miệng ông uốn từng chữ để phát ra:
– Thằng bé ấy tên là… Nghĩa!
Thủy Tiên gần như ngất xỉu, cô xụi lơ ngồi thụp xuống những nan gỗ của mui thuyền, nước mắt cứ thế chảy ra không ngừng làm khuôn mặt cô ướt đẫm như bị ai đó té nước vào. Còn Cẩm Tú thì sao? Cẩm Tú đứng như trời trồng, bất động, hoang mang, hối hận và cả sợ hãi nữa.
Thủy Tiên nói trong nước mắt nghẹn ngào:
– Hu hu hu!!! Mẹ ơi… Hu hu hu! Mẹ ơi… Mẹ con mình lấy oán báo ơn, hại anh Nghĩa rồi! Hu hu hu hu.
Nói xong Thủy Tiên vùng đứng thẳng dậy, cô nhìn ra dòng nước mênh mông của sông Hồng, cô mở to cổ họng, hét lên giống như cái hôm cô cùng Nghĩa đi sinh nhật về, cũng lên cầu Long Biên cô đã hét. Nếu giờ này, đang ở trên cầu, có lẽ cô không đắn đo lấy 1 giây mà nhảy xuống sông tự vẫn lại lần nữa, cảm giác đau khổ lúc này còn hơn là cái chết:
– AAAAAAAAAAAAAA. Anh Nghĩa ơi! Em xin lỗi!!! AAAAAAAAAA.
Dòng sông hút mất tiếng hét của cô.
Cẩm Tú ôm chầm lấy con, Thủy Tiên thì có thể hét để thỏa vơi đi nỗi lòng, nhưng cô thì không thể, cô không thể cũng hét ra miệng: “Nghĩa ơi, Tú xin lỗi” được, những chất chứa cứ theo ngày tháng mà vun đầy giống như quả bóng bay bị người ta bơm căng nhưng vẫn không dừng lại trực nổ. Cẩm Tú khác con ở chỗ đó, cô âm thầm chịu đựng sự dằn vặt trong tâm hồn, sự khổ sở khi biết người cứu con gái mình không phải là tên Ba như đã biết, mà chính là Nghĩa, một chàng trai nghèo quê mùa ngoan ngoãn hiền lành chất phát. Rồi còn chuyện mất trộm tiền nữa chứ. Giờ đây có đánh chết cô cũng không thể nghĩ Nghĩa là thủ phạm được. Nghĩa là ân nhân nhưng không nhận, thì hà cớ gì lại lấy trộm của mình 10 triệu, nếu Nghĩa cần, thì cả tỷ, cả gia tài cô còn hai tay dâng cho Nghĩa cơ mà.
Ông Từ nghe những câu hai mẹ con vừa nói, trong lòng ông có một thắc mắc, hình như giữa Nghĩa và hai mẹ con nhà này xảy ra chuyện gì đó. Đem thắc mắc đó, ông hỏi Cẩm Tú:
– Này cháu, hình như bác thấy hai mẹ con hiểu lầm gì thằng bé thì phải?
Cẩm Tú cũng không giấu ông chuyện này, cô gật đầu, vừa ôm con vừa dịu giọng kể vắn tắt lại sự việc cho ông Từ nghe:
– Vâng bác ạ. Thực ra Nghĩa và gia đình cháu rất thân thiết, vẫn thường qua lại với nhau. Cháu và con bé đều quý Nghĩa, nhưng cả hai mẹ con cháu đều không biết Nghĩa là ân nhân thực sự của gia đình. Từ trước tới nay chúng cháu vẫn nghĩ người cứu cái Tiên là Ba, chứ không phải Nghĩa. Mà Nghĩa cũng không nói gì cả. Rồi có một lần, hai mẹ con cháu nghi ngờ Nghĩa lấy trộm tiền. Bác có biết giờ này Nghĩa đang ở đâu không ạ?
Thực sự Cẩm Tú muốn được gặp Nghĩa ngay bây giờ, ngay lúc này, cô không thể đợi đến sáng ngày mai để ra gầm cầu tìm Nghĩa.
Nghe mẹ hỏi ông lão, Thủy Tiên bình tĩnh hơn một chút xíu, cô dỏng tai lên như chờ câu trả lời của ông:
– “Thằng bé vừa đi được một lúc thì hai người đến. Hà hà hà”, ông lão còn cười được nữa, ông vuốt vuốt bộ râu bạc của mình một cách thuần thục.
Cẩm Tú trố mắt:
– Bác bảo sao cơ ạ? Nghĩa vừa ở đây?
Ông Từ gật gật đầu:
– Muốn biết thằng bé là người như thế nào, có thể là một tên trộm hay không thì 7h30 tối thứ 6 tuần này, mời hai mẹ con lại thuyền của lão. Tự mắt mình kiểm chứng đi.
Thủy Tiên gạt mẹ ra, cô lộp độp chạy từ mạn thuyền xuống bãi đất trống vừa rồi, cô muốn chính mình cảm nhận cái được một chút gì đó hơi của Nghĩa, bởi vì người mà cô yêu thiết tha vừa mới ở đây thôi.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Mùa nước nổi |
Tác giả | Cu Zũng |
Thể loại | Truyện sex dài tập |
Phân loại | Đụ lỗ đít, Phá trinh lỗ đít, Sextoy, Truyện bóp vú, Truyện bú lồn, Truyện không loạn luân, Truyện liếm đít, Truyện liếm lồn, Truyện người lớn, Truyện sex cô giáo, Truyện sex hay, Truyện sex hiếp dâm, Truyện sex phá trinh, Vợ chồng |
Tình trạng | Chưa xác định |
Ngày cập nhật | 27/08/2020 22:38 (GMT+7) |