Sáng sớm tỉnh dậy, quấn vội chiếc chăn mỏng vì thấy hơi lạnh, nhìn ra ban công thì trời đang mưa rồi, có vẻ mưa đến từ đêm qua.
Tôi vẫn để chiếc quạt máy quay ầm ĩ bên cạnh, chùm tấm chăn che kín đầu, nằm suy nghĩ vu vơ. Chốc lát, chiếc điện thoại sát gối báo tin nhắn đến, rung dài…
Tin nhắn từ Hoàng Mai.
Tôi ngay lập tức kéo chăn xuống, ngồi thẳng dậy, dựa lưng vào thành giường, háo hức mở tin nhắn.
– K ơi, mình dời lịch ăn KFC sang hôm khác nhé. Mình có việc bận đột xuất rồi. Mình xin lỗi nhé.
Tôi thở dài ngao ngán, lại ngả mình nằm lăn lăn trên giường. Quẳng điện thoại về sát gối, tôi không trả lời.
Khoảng 10 rưỡi sáng, trong khi đang lục tung tủ lạnh nấu đồ ăn trưa, thì điện thoại tôi lại rung lên những âm dài. Đặt rổ rau bên cạnh, tôi lau tay, mở điện thoại.
– K ơi.
Vẫn là Hoàng Mai.
– Mình nhận được tin nhắn rồi nhé. Dời sang hôm khác cũng được, dù sao hôm nay trời cũng mưa to quá.
– Chút chiều mình nhắn tin kể cho bạn sau nhé.
– Ừm.
Không có tin hồi âm sau đó.
Tôi có một đứa em trai kém mình 6 tuổi, nhưng nó sẽ ít xuất hiện trong câu chuyện này, nên tôi chỉ giới thiệu sơ sơ qua. Hm, bữa trưa chỉ có tôi và nó. Thường bữa tối cả nhà mới ăn cùng nhau, do bố và mẹ đi làm cả ngày, còn tôi và thằng em đều đi học.
Bật nồi cơm xong, tôi tiến ra phòng khách. Cổ họng đã khô cạn kể từ đêm qua, tôi cần uống nước. Nhấc bình lên, tôi thấy mẩu giấy của thằng em để lại. Xếp ngay ngắn trên bàn.
– Em đi liên hoan lớp, anh K ăn cơm 1 mình đi nhé.
Tôi uống 1 hơi hết cốc nước đầy. Sau đó, đi vào bếp, tôi đổ nồi cơm vừa nấu vào thùng rác. Chút rổ rau vào túi ni lông, cất vào tủ lạnh. Cửa tủ lạnh đóng sầm lại, vang khô khốc trong không gian vắng vẻ đến sợ hãi. Tôi vuốt mặt. Có lẽ, tôi sẽ đi ăn ngoài hàng. Trời có mưa tầm tã và mãnh liệt hơn nữa cũng vậy, tôi vẫn sẽ đi ra ngoài.
Lấy chiếc ô treo trong nhà tắm, tôi cài then cửa, khóa cổng, rảo bộ đi ăn trưa.
Đã bao giờ, bạn đi bộ một mình dưới cơn mưa rào vô cảm của Hà Nội? Tôi thì rất nhiều lần rồi, bao gồm cả những lần thất tình, những lần tắm mưa cùng bạn bè… nhưng suy cho cùng, lý do tôi đi bộ để chiêm nghiệm thì nhiều hơn tất cả.
Màu sắc của đường phố, khi ẩm ướt, mang vẻ mỹ lệ và lạnh lẽo đến lạ. Những tông màu nóng trở nên sặc sỡ, càng đỏ rực như lửa cháy, nhưng càng sặc sỡ và bóng bẩy, thứ chất lỏng rơi không ngừng nghỉ từ bầu trời càng làm cho nó bốc lên những đợt khói nghi ngút. Sôi sùng sục những bọt nước, từng vũng, từng vũng, nổi bong bóng.
Tôi bước từng nhịp đều đặn, chậm rãi. Băng qua dòng người hối hả, đông đúc nơi quán xá, trước những cửa hiệu, trên vỉa hè, dưới hàng cây lâu năm đứng tuổi – gốc phủ rêu phong xanh ngắt, tôi rẽ vào quán bún – phở cách nhà chừng 500m. Có lẽ, trong tất cả những món ăn ở Hà Nội, tôi yêu thích vô cùng một tô bún cá. Dưới thứ thời tiết hơi lành lạnh như thế này, hơi nóng từ nước dùng, thêm chút cay nhẹ của ớt bột, một ngày sẽ trở nên thư thái và hoàn mỹ.
Sau này, có một người ở bên cạnh tôi cũng cùng sở thích như vậy. Chúng tôi trở thành khách quen của một quán ăn, đến nỗi chỉ cần đến và ngồi vào bàn, chủ quán sẽ biết hai đứa cần gì, chỉ một chút thôi, 2 bát bún cá sẽ được bê ra. Tất nhiên, cá trong bát sẽ được thêm vào rất nhiều. Đến bây giờ, tôi vẫn hay rẽ vào quán ăn đó, người ta vẫn làm cho tôi một bát bún thật đầy ắp và luôn hỏi thăm về người con gái bên cạnh tôi ngày trước giờ ra sao? Sao không thấy đi cùng nhau nữa? Tôi chỉ cười thôi, chỉ cười thôi.
Trở về thực tại, quán ăn tôi đang ngồi rất đông khách. Có 5, 6 cô cậu học sinh bàn sát cửa thì thào về câu chuyện bài tập, đôi sinh viên trong góc quán tựa đầu – âu yếm – mỉm cười nhìn nhau – bát bún vẫn ở đó – nhưng họ không để ý đến nó, có một gia đình 4 thế hệ ngồi bàn bên cạnh tôi, vợ gắp thức ăn cho chồng, chồng mời ông, ông lại cho cháu – sau cùng là tiếng cười giòn tan của gia đình, chan chứa hạnh phúc. Giây lát, bác trung niên bê bát bún nóng hổi ra bàn cho tôi. Trả lời câu hỏi sao lại đi ăn một mình của bác bằng nụ cười, tôi cảm ơn bác và làm đúng nhiệm vụ trước mắt của mình. Chiếc bụng đói.
Tôi có thói quen ăn rất nhanh, nên bát bún đó, chỉ vài phút thôi đã nằm yên vị trong bụng tôi rồi. Tôi đứng dậy, trả tiền và rời khỏi quán.
Nếu có ai đó hỏi, ở Hà Nội, đâu là nơi tuyệt nhất để đi tới mỗi khi mưa qua, tôi sẽ không trả lời là một quán cà phê cổ điển hay là lượn lờ trên những chiếc bus có cửa kính đọng mưa ẩm ướt. Tôi sẽ chọn chiếc ghế đá nào đó, gần một cái hồ rộng và trầm tư.
Tôi trở về khu hồ gần nhà. Cổng vào khu công viên, có cô bán bánh mì, vẫn mặc chiếc áo mưa mỏng, đứng dưới mái hiên nhỏ, bên chiếc xe hàng của mình. Khói từ nồi ngô luộc đang bốc lên nghi ngút. Sát đó, bác bán xiên nướng quệt tay gạt đi chất lỏng trên gò má, tôi không chắc là dầu mỡ, là mưa hay nước mắt nữa… Rất nhiều con người chen chúc nhau dưới mái hiên nhỏ bé, ở cái thành phố bộn bề rộng lớn này.
Tôi chọn một chiếc ghế đá sát hồ. Lúc này, trời đã gần như tạnh hẳn mưa, chỉ còn lác đác vài giọt nước rơi xuống từ những tán cây. Nhưng, mọi thứ phía trên đầu tôi vẫn xám xịt.
Tôi đã mua thêm 1 chiếc bánh mì vài que xiên nướng. Tôi đặt túi đồ ăn bên cạnh mình, thở dài, ngao ngán hít thật sâu thứ không khí trong lành duy nhất ở phố xá Hà Thành.
Có một bác tầm 4 – 50 tuổi, đứng sát biển “cấm câu cá ở hồ”, quăng mồi, câu được cả xô cá quả to đùng. Chú bảo vệ tiến tới, tưởng chừng sẽ có hình phạt, hay lời nhắc nhở, nhưng hai người đó cười nói hỏi thăm nhau như tri kỷ vậy. Chẹp.
Sau này, có một khoảng thời gian khi em rời khỏi tôi, tôi đã trở về những nơi hai đứa gặp nhau. Công viên là một nơi như vậy. Tôi sẽ không kể, khoảng thời gian đó, tôi đã thảm hại như thế nào, đã đi đến công viên làm những gì bên hồ. Chỉ là, suốt nhiều tháng sau đó, tôi vẫn gặp cô bán bánh mì, bác bán xiên, vẫn gặp bác câu cá và chiếc ghế đá đó, vẫn luôn trống trải dành cho tôi ngồi. Mọi thứ không hề thay đổi.
Tôi ngồi đó, dù tấm áo khoác được choàng bên ngoài, nhưng làn da của tôi vẫn thấy lạnh. Đồ ăn thì đã nguội ngắt rồi.
Khoảng hơn 2 giờ chiều, điện thoại trong túi tôi rung lên, có tin nhắn đến.
Hoàng Mai.
– K ơi.
– Mình đây, bạn rảnh rồi hả?
– Ừm. Bác mình về quê, chị có hẹn với đối tác, không có ai trông em cả, nên mình phải ở nhà trông nó.
– Mình tưởng thằng bé lớn tướng rồi mà? – Tôi thắc mắc.
– Đó là con của bác thông gia, còn đứa mình trông là con của chị mình với anh rể.
– À…
– Mình ở với chị. Chị mới sinh em bé nên bác thông gia từ quê lên chăm. Anh rể mình làm ở đồn biên phòng, có khi cả tháng mới về nhà một lần.
– Thế để khi nào chúng ta đi ăn gà sau, thời gian còn nhiều mà. – Tôi thêm icon mặt cười.
– K rảnh không? Nhắn tin nhé, mình đăng ký tin nhắn rồi. Hehe. – Tôi phì cười bởi tin nhắn của Mai.
– Oce, mình cũng đang rảnh.
– Nay trời lạnh cá, thời tiết này mà được nằm cuộn tròn chăn ngủ thì thật thích. – Cô nàng dùng lại icon cười của tôi.
– Mình thì đang ngồi co ro ngoài công viên đây này.
– Hửm? Trời mưa như thế mà còn đi chơi hả?
– Cái hồ gần nhà đó, ra hóng mát, trời tạnh mưa rồi mà.
– À… mà mình có một cái áo màu cam to đùng, mũ có tai con gấu nữa. Chị mình mua cho. Ấm cực luôn, dày đến nỗi mình thử ngã xuống sàn mà không thấy đau luôn ý.
– Khoe sai thời điểm rồi, mình đang lạnh lắm đây này. – Tôi thêm icon giận dữ.
– Thế nên mình mới khoe, hehe.
– Quá đáng thật. Mà, bạn đang trông nhóc đó hả?
– Ừa, cu cậu đang ngủ ngon ơ này. Thi thoảng nó cười mỉm. Trông yêu lắm.
– Nó được mấy tháng rồi? – Tôi trầm ngâm nhắn tin. Một vài người đi bộ ngang qua nhìn tôi đầy ái ngại.
– Em được hơn tháng tuổi rồi, mỗi tội hay khóc đêm thôi.
– Trẻ con mà.
– À mới nói, cu cậu dậy rồi này, mình chăm nó đã nhé. Nhắn tin bạn sau…
– Ừm.
Tôi buông thõng cảm giác hiện tại, cất điện thoại vào túi áo. Thở dài 1 hơi. Dù không khí trong lành thật, nhưng trong lòng tôi thì ngột ngạt vô cùng.
Sóng hồ lăn tăn, cá ngoi lên đớp đớp mồi trên mặt nước. Gió gieo cơn lạnh ào tới, phả vào người tôi từng đợt. Đến khi tôi đóng chiếc ô của mình xuống, đặt sang bên cạnh, ngay túi đồ ăn, trời như muốn chứng tỏ với tôi rằng, bất cứ khi nào, bất cứ nơi nào, mưa luôn luôn có thể bắt nạt tôi.
Mưa trút xuống nặng trịch dòng nước vô cảm, tôi vội vàng chìm vào sự ướt đẫm. Ngừng mở lại chiếc ô, bỏ lại túi đồ ăn, tôi dầm mình dưới thứ chất lỏng đáng sợ kia, trở về nhà.
… Bạn đang đọc truyện Mùa Hạ tại nguồn: http://truyensex.vip/mua-ha/
Những ngày sau đó diễn ra ảm đạm, chỉ là, tôi và Hoàng Mai nói chuyện nhiều hơn. Nhưng tần suất tôi gặp Lam còn nhiều hơn nữa. Cô nàng dùng số tiền đập bi bi để mua tặng tôi 1 cái vòng tay khắc chữ và trả tiền những bữa ăn vặt rải rác khi bắt gặp trên đường phố. Lam nói, “em không muốn nợ ai điều gì, kể cả là món quà sinh nhật” nên chiếc vòng tay này giá trị tương đương 2 chú đô rê mon của tôi.
Tôi nhớ vào một ngày giữa tháng 11, Lam có gọi điện mời tôi đến nhà ăn cơm. Tôi rất bất ngờ, vì sau 1 năm quen biết với danh nghĩa thân thiết Anh trai – em gái, đây là lần đầu tiên cô nàng mời tôi đến nhà. Hôm đó là một ngày cuối tuần, tôi dậy rất sớm. Trời chuyển lạnh những đợt rét thực sự đầu tiên. Thu vất vưởng những hồi ức nửa vời, còn tôi vất vả đạp xe cọc cạch sang nhà cô em gái. Phải rồi, nhà Lam gần nhà bà ngoại tôi, và cách nhà tôi ước chừng 6 cây số.
Tôi đến nhà Lam lúc 10 giờ sáng, trong giỏ xe không mang thêm món quà chào hỏi nào cả. Đến địa chỉ nhà theo tin nhắn của cô em gái, tôi ấn chuông. Khoảng vài ba lần chuông vang lên, có một bác trai trung niên ra mở cổng. Bác cười tươi, chào tôi.
– Cháu là K phải không? Vào nhà đi cháu.
– Dạ, cháu chào bác ạ, Lam có nhà không bác?
– Nó ở trong nhà đó, vào đi cháu, cất xe vào trong mái tôn ý, lát trời nắng.
– Vâng bác.
Tôi cúi người, lủi thủi dắt xe vào trong khu để. Bác trai đóng cổng, rồi kéo tay tôi vào trong nhà.
Miêu tả sơ qua về nhà Lam. Một ngôi nhà 3 tầng xây theo lối kiến trúc cổ điển. Có một khu vườn nhỏ gần cổng, 1 bộ bàn ghế gỗ, vài cây lan treo trên tán cây hoa sứ lớn tuổi. Phía bên kia của khoảng sân là một khu để xe có mái che, ngay sát con xe asama của tôi là chiếc Toyota Innova G và chiếc xe Dylan màu đỏ mận. Nhà Lam, tương đối giàu.
Bước vào trong nhà, tôi ngửi thấy mùi nhang khói đang lan tỏa. Cả mùi dầu mỡ, mùi thịt rán tỏa ra từ đâu đó. Ngó vào bên trong, bên tay phải, tôi thấy Lam đang lụi cụi rửa bát đĩa. Bác trai đánh động.
– Ngồi xuống đi cháu. Đợi Lam chút, nay giỗ đầu mẹ nó nên sáng giờ tất bật biết bao việc. Nhà lại chỉ có 2 bố con, con bé nấu hết cả đấy, chứ bác nấu ăn dở lắm. – Bác trai trông rất hiền, cười cũng hiền, rót nước mời tôi.
– Bác cứ để cháu ạ. – Tôi đỡ ấm trà từ tay bố Lam, rót trà vào chén của bác, rồi tới chén của mình.
– Thanh niên uống được trà không đấy?
– Ông ngoại cháu cũng hay uống trà lắm, mỗi lần sang ngoại là hai ông cháu trò chuyện đến khi hết ấm trà mới thôi. – Tôi cười.
– Vậy khi nào rảnh sang đây, uống trà đàm đạo với bác nhé.
– Vầng bác, rảnh cháu sang chơi. – Bác trai vẫn cười hiền.
– Bố với K nói chuyện gì vui vẻ thế?
Lam tiến tới, tay choàng vai bác trai.
– Con gái bố xong rồi đấy à? Ngồi xuống đây đi.
Lam cười híp mắt khi thấy tôi. Nhưng vì có bố ở đó, nên không dám chạy sang bấu tay tôi.
– Anh đến lâu chưa?
– Tớ… à, anh vừa đến. – Tôi vẫn thắc mắc không biết Lam để kể gì về mối quan hệ giữa hai đứa tôi.
– Đợi 1 chút nữa rồi ăn cơm với em và bố nhé. Em có chút việc trên phòng, anh ngồi đây nhé.
– Ừm, em đi đi.
Bác trai quan sát hai đứa trẻ nói chuyện mà không ngừng cười. Tay vẫn luôn giữ ly trà, xoay xoay trên bàn, thi thoảng đưa lên miệng, nhấp từng ngụm.
– Con bé xinh nhỉ?
– Dạ.
Tôi giật mình khi bác trai cất tiếng hỏi.
– Thật ra hôm nay là bác có ý mời cháu đến đây.
– Vầng. – Tôi đặt chén trà xuống bàn. Nghiêm túc lắng nghe câu chuyện của bác.
Ngoài kia, trời đã ươm nắng vàng vọt. Cái lạnh khô hanh của thời tiết, thay thế những cơn mưa rào… tâm trạng chưa bao giờ tiếc nuối làn mưa đến vậy. Nhưng dù sao thì, tôi thích mùa đông. Và nó cũng sắp đến rồi.
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Mùa Hạ |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện sex dài tập |
Phân loại | Truyện teen |
Tình trạng | Chưa xác định |
Ngày cập nhật | 05/09/2020 07:23 (GMT+7) |